Glutamic Acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Acid glutamic là gì?
Acid glutamic là một trong 20 Acid amin có sẵn trong Protein của động vật và thực vật. Đây cũng là thành phần chính của bột ngọt (MSG), một muối của Acid glutamic.

Ngoài ra, Acid glutamic còn đảm nhiệm chức năng tổng hợp các Acid amin khác nhau như Alanin, Leucine và chiếm phần lớn thành phần Protein và phần xám của vỏ não. Trong cơ thể Acid glutamic chuyển thành Glutamate, một chất hóa học giúp các tế bào thần kinh trong não gửi và nhận thông tin từ các tế bào khác. có thể giúp những người bị Hypochlorhydria (Acid dạ dày thấp) hoặc Achlorhydria (giảm tiết Acid dạ dày).
Do đó, Acid glutamic có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate, xây dựng cấu trúc Protein, xây dựng các cấu trúc tế bào của con người cũng như trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương.
Đặc biệt, trong lĩnh vực làm đẹp, Acid glutamic được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm chăm sóc cơ thể và các sản phẩm chống lão hóa. Acid glutamic rất hữu ích trong việc duy trì giá trị pH cho da. Acid glutamic giúp liên kết phân tử nước trong da, từ đó dưỡng ẩm cho da và giúp da duy trì sự cân bằng độ ẩm. Thành phần còn giữ vai trò như một chất ổn định sản phẩm, ngăn nhũ tương không bị phá vỡ. Acid glutamic cũng tạo thành một lớp màng bao quanh sợi tóc và bảo vệ tóc khỏi tác hại từ bên ngoài.
Điều chế sản xuất
Acid glutamic là sản phẩm của quá trình thủy phân Protein. Glutamine có trong Protein được chuyển thành Acid glutamic khi một protein bị thủy phân.
Lần đầu tiên được phân lập vào năm 1865, Acid glutamic là một chất trung gian chuyển hóa quan trọng và là một trong các Acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tổng hợp từ Acid oxoglutaric (được hình thành trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate) mà không cần nguồn thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Acid glutamic tự do không thể vượt qua hàng rào máu não với số lượng đáng kể. Thay vào đó, Acid glutamic được chuyển đổi thành L-glutamine mà não sử dụng để tổng hợp nhiên liệu và Protein. Người ta phỏng đoán rằng Glutamate có trong Protein liên quan đến các chức năng nhận thức như học tập và ghi nhớ trong não, mặc dù lượng Glutamate quá nhiều có thể gây ra tổn thương tế bào thần kinh liên quan đến các bệnh như xơ cứng teo cơ, bệnh Lathyrism và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thuốc Phencyclidine (thường được gọi là PCP) đối kháng với Glutamate tại thụ thể NMDA, gây ra hành vi tương tự bệnh tâm thần phân liệt.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
BHA là gì?
BHA là một cụm từ viết tắt của Beta Hydroxy Acid, thành phần tẩy da chết hóa học rất quen thuộc trong các sản phẩm như toner, serum, sữa rửa mặt, tẩy trang…
Beta Hydroxy Acid là một acid vô cơ gốc dầu có nguồn gốc từ thực vật và một trong những dạng hợp chất được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất của BHA là Salicylic acid.

Nói vậy để bạn biết rằng Beta Hydroxy Acid có rất nhiều loại chẳng hạn như: Acid B-hydroxybutyric, Carnitine hoặc Acid B-hydroxy methyl-methyl butyric và Salicylic Acid. Hiện nay, mỹ phẩm có chứa BHA sử dụng acid salicylic là phổ biến nhất, còn acid citric ít được sử dụng hơn trong các công thức BHA. Acid citric thường phân loại là AHA.
Trong mỹ phẩm, hợp chất BHA được sử dụng nhiều trong sữa rửa mặt, tẩy da chết hay kem dưỡng chống lão hóa. Những sản phẩm có chứa BHA với nồng độ từ 0,5-2% được xem là nhẹ nhàng vừa đủ với da để bạn có thể sử dụng tại nhà. BHA đặc biệt phù hợp với những ai sở hữu làn da dầu, dễ nổi mụn và có lỗ chân lông lớn.
Điều chế sản xuất BHA
Trong dạng Salicylic Acid mà chúng ta thường thấy, nó được điều chế từ vỏ của cây liễu trắng (white willow bark) hay dầu của cây lộc đề xanh. Chính vì chiết xuất từ tự nhiên nên hoàn toàn có lợi với da đi theo công dụng của nó.
Đặc điểm nổi bật nhất của BHA chính là có thể tan được trong dầu. Vậy nên, nó có thể thấm sâu dưới lỗ chân lông, hoạt động hòa tan bã nhờn, giải quyết tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Nhờ khả năng đặc biệt này, BHA rất thích hợp với những làn da dầu, da lỗ chân lông to, da mụn, bề mặt da thô ráp, sần sùi, không mịn màng.
Thông thường, nồng độ điều chế BHA thường thấy ở mức từ 0,5% - 2% và nồng độ pH của da càng thấp thì khả năng hoạt động và hiệu quả của BHA càng cao.
Cơ chế hoạt động của BHA
BHA hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết. BHA sẽ làm cho các da chết thuộc lớp ngoài cùng của da tróc ra, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới.
Ngoài ra, BHA còn giúp tẩy sâu bên trong lỗ chân lông, khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông vì vậy BHA còn có khả năng kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả. Bên cạnh đó các nghiên cứu trên Thế giới còn chỉ ra rằng, BHA giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da. Dưới đây là một số công dụng của tiêu biểu của BHA.
BHA thẩm thấu qua lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn, đồng thời kiểm soát lượng dầu thừa, kháng viêm, giảm sưng nên có thể cải thiện mụn một cách hiệu quả.
Cùng với Pentylene Glycol và Caprylyl Glycol, 1,2-Hexanediol là hợp chất 1,2-glycol. Những hợp chất này chỉ khác nhau ở số lượng cacbon. Pentylene Glycol có 5 carbons, Caprylyl Glycol có 8 carbons, còn 1,2-Hexanediol có 6 carbons trong chuỗi carbon.

1, 2-Hexanediol là một loại dung môi thường được tìm thấy trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân dạng nước, đặc biệt là nước hoa. 1,2-Hexanediol có khả năng giúp ổn định mùi thơm, làm mềm da, đồng thời cũng giữ ẩm khá hiệu quả. Khi được dùng với nồng độ thấp, 1,2-Hexanediol sẽ liên kết với các thành phần trong các sản phẩm chứa silicone hiệu quả hơn nhiều chất dung môi khác. Bên cạnh đó, trong mỹ phẩm trang điểm, 1,2-Hexanediol được dùng để hỗ trợ phân tách các sắc tố được đồng đều hơn.
Nghiên cứu còn cho thấy, 1,2-Hexanediol có công dụng hỗ trợ khả năng kháng khuẩn của các chất bảo quản. Mặt khác, 1,2-Hexanediol còn giúp hạn chế khả năng gây kích ứng của sản phẩm cho người sử dụng.
Isopropyl Alcohol là gì?
Isopropyl Alcohol (IPA) là một loại cồn hóa học không màu, dễ cháy, hơi ngọt và có mùi hắc nhẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Isopropanol, cồn, 2-Propanol, Propan-2-ol. Isopropyl Alcohol có công thức hóa học là CH3CHOHCH3 (C3H8O), còn được gọi là cồn tẩy rửa.
Công thức hóa học của Isopropyl Alcohol
Đối với phái đẹp, Isopropyl Alcohol là thành phần quen thuộc xuất hiện trong nhiều mỹ phẩm chăm sóc da. Trong mỹ phẩm, Isopropyl Alcohol đóng vai trò là dung môi hòa tan dưỡng chất đem lại kết cấu nhẹ mềm cho mỹ phẩm, đồng thời sát khuẩn, làm sạch cho da khô thoáng, se khít lỗ chân lông, tăng khả năng thẩm thấu, hấp thụ dưỡng chất của da; hoặc thành phần giúp bảo quản mỹ phẩm khỏi những xâm nhập của vi khuẩn, tăng tuổi thọ cho các sản phẩm mỹ phẩm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2003 được công bố cho thấy khi tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm có cồn tẩy rửa có thể gây hại cho da vì làm cho da mất đi khả năng ngăn nước. Từ đó, chất tẩy rửa thâm nhập vào sâu bên trong ăn mòn các lớp bề mặt của da. Cồn tẩy rửa cũng phá huỷ các chất dưỡng trong da, những chất tự nhiên làm dịu và chất bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường.
Isopropyl Alcohol bảo vệ da chống lại những ảnh hưởng xấu từ môi trường
Thành phần gây hại thường được nhắc tới là cồn khô (alcohol denat hay ethanol). Ethanol giống như cồn bia rượu. Lí do thành phần này chịu khá nhiều tiếng xấu là do cả ethanol và alcohol denat khi sử dụng với số lượng lớn đều khiến tế bào sinh ra gốc tự do, gây lão hoá tế bào. Do đặc tính hút ẩm, ethanol rút nước, khiến da khô, nẻ, mất đi độ ẩm do lớp dầu tự nhiên bị phá huỷ. Điều này cũng xảy ra tương tự với các mỹ phẩm chứa alcohol denat và các loại alcohol khác.
Isopropyl Alcohol trong mỹ phẩm bao gồm 2 loại:
Cồn béo - Fatty Alcohol hay Emollient Alcohols: Gồm Cetearyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Myristyl Alcohol, Acetylated Lanolin Alcohol, Lanolin Alcohol, Arachidyl Alcohol, Behenyl Alcohol. Chúng được gọi là cồn béo hay cồn tốt vì không gây kích ứng da mà giúp cân bằng độ ẩm cũng như giúp da mềm, mịn.
Cồn khô - Drying Alcohols hay Solvent Alcohols: Gồm SD Alcohol, Ethanol, Methanol, Alcohol Denat, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Ethyl Alcohol, Benzyl Alcohol. Những loại này còn được gọi là cồn khô hay cồn xấu. Chúng có khả năng khử trùng, chống khuẩn, 1 số chính là loại được dùng trong y học.
Điều chế và sản xuất Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol được điều chế bằng 3 phương pháp hydro hóa:
Hydro hóa trực tiếp: Sử dụng Propence hidrate hóa trực tiếp với nước, ở dạng lỏng hoặc dạng khí. Điều kiện xảy ra phản ứng là có áp suất và chất xúc tác của chất rắn hay axit hỗ trợ.
Hydro hóa gián tiếp: Propen phản ứng với axit sunfuric tạo thành hỗn hợp Este sunfat, sau đó thủy phân bằng cách chưng cất để tạo ra Isopropyl Alcohol.
Hydro hóa acetone: Acetone thô được hydro hóa trong pha lỏng trên niken Raney hoặc hỗn hợp đồng và oxit crom để tạo thành cồn IPA.
Cơ chế hoạt động của Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol có khả năng rửa sạch keo dính, dầu mỡ hay sơn bám trên bề mặt. Isopropyl Alcohol làm phân hủy chất béo và ADN vì thế Isopropyl Alcohol còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm để loại bỏ ADN khỏi các mô trong phân tích gen.
Sulfur trong mỹ phẩm là gì?
Sulfur (lưu huỳnh) là nguyên tố tự nhiên có sẵn rất phong phú tại các vùng núi lửa và có thể được tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfur và sulfate có màu vàng chanh.
Lưu huỳnh tinh khiết cũng có mặt trong các khoáng chất khác như thạch cao, muối Epsom. Acid sulfuric (H2SO4) là dạng được sử dụng phổ biến nhất của sulfur.
Theo nghiên cứu, ngay từ thời xa xưa, sulfur đã được sử dụng điều trị các vấn đề liên quan đến làn da như viêm da, gàu, rosacea và mụn cóc…

Người La Mã đã biết tắm trong nước ấm chứa lưu huỳnh để chữa các loại mụn ngứa, hay người Ai Cập cổ đại đã dùng lưu huỳnh để tạo ra loại thuốc bôi điều trị bệnh chàm. Thậm chí, từ hơn 2000 năm trước, giới y học cổ truyền Trung Quốc đã tìm thấy sulfur và đưa vào làm thuốc mỡ chăm sóc da. Vào thời Trung cổ, việc đắp mặt nạ lưu huỳnh giúp làm trắng da, giảm thâm nám cũng đã rất phổ biến.
Ngày nay, trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, loại khoáng chất này vẫn thường được đưa vào công thức các thành phần điều chế sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là trong sản phẩm đặc trị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng mụn của da mà nồng độ sulfur thường dùng trong mỹ phẩm sẽ có liều lượng phù hợp.
Cơ chế hoạt động của Sulfur khi trị mụn
Trong điều trị mụn trứng cá, sulfur có cơ chế hoạt động tương tự benzoyl peroxide và axit salicylic. Tuy nhiên, sulfur thường được ưa chuộng cho người có làn da nhạy cảm vì hoạt chất này tác động nhẹ nhàng trên da hơn.
Sulfur có cơ chế làm giảm dầu thừa cũng như làm dịu vết mụn đỏ. Thành phần này tác động làm khô lớp tế bào da trên cùng, thúc đẩy lớp biểu bì khô lại và bong tróc theo cách sau đây:

-
Làm khô bề mặt da, loại bỏ dầu thừa, giảm độ bóng dầu trên da.
-
Tiếp theo, sulfur sẽ làm da bong tróc, tẩy đi lớp tế bào chết giúp cho lỗ chân lông được sạch sẽ, thông thoáng hơn. Đồng thời, mụn cũng khô và bong ra theo lớp da trên cùng.
-
Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lưu huỳnh còn loại bỏ vi khuẩn mụn nằm ẩn sâu trong lỗ chân lông, hiệu quả ngăn ngừa mụn hình thành trở lại. Đó là lý do vì sao lưu huỳnh thích hợp để điều trị mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm, trong khi BHA và AHA hiệu quả dùng điều trị mụn đầu trắng, đầu đen.
1 - Eicosanol là gì?
1-Eicosanol là một rượu béo no, mạch dài, là một chất rắn dạng sáp, không tan trong nước. Rượu béo thường là rượu chính có khối lượng phân tử cao, mạch thẳng có nguồn gốc từ dầu và mỡ tự nhiên. Rượu béo bão hòa không có liên kết đôi cacbon-cacbon và chúng có công thức - CH3 (CH2) nOH - với các biến thể về “n”.Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O.
Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O
Các tính chất của 1-eicosanol gồm:
-
1-eicosanol là chất rắn dạng sáp trong điều kiện môi trường xung quanh. Ở thể rắn, 1- eicosanol có khả năng bị phơi nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp qua da với chất, qua đường tiêu hóa và qua việc hít phải các hạt bụi nếu chúng được tạo ra.
-
1-eicosanol dễ bay hơi và độ hòa tan trong nước thấp. 1-eicosanol được cho là sẽ có độ bay hơi tối thiểu ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Dựa trên dữ liệu về độ hòa tan đo được, 1- eicosanol không được coi là hòa tan trong nước, cho thấy rằng chất này không có khả năng hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch nước. Các chất không tan trong nước bị giảm khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc phổi.
-
1-eicosanol có thể đi qua màng lipid; do đó, sự hấp thụ trong các mô mỡ có thể xảy ra. Tuy nhiên, cấu trúc của chất này cho thấy nó có khả năng bị chuyển hóa, dẫn đến giảm khả năng tích lũy sinh học. 1-Eicosanol được cho là có độ bền thấp.
-
1-eicosanol là chất dễ phân hủy sinh học, có nghĩa là nó có khả năng bị phân hủy trong môi trường thành carbon dioxide và nước. Các
trung gian được mong đợi bao gồm các axit béo, có thể được kết hợp vào sinh khối thông qua các quá trình trao đổi chất bình thường.
Điều chế sản xuất 1-Eicosanol
Đây là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid và arachidonic acid có trong dầu đậu phộng.
1-eicosanol là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của 1-eicosanol chủ yếu do tính chất hấp thụ và bài tiết của nó.
Hấp thu
Do khả năng hòa tan trong nước thấp, 1-eicosanol dự kiến sẽ không được hấp thụ khi tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường miệng (qua đường tiêu hóa).
1-eicosanol có thể sẽ được phân phối đến các mô mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nó được mong đợi sẽ được chuyển hóa và thải trừ qua nước tiểu và phân.
Bài tiết
1-eicosanol có khả năng được bài tiết dưới dạng liên hợp glucuronid với một lượng nhỏ trong nước tiểu. Một nghiên cứu trên chuột Wistar tiếp xúc qua đường miệng với cồn cetyl tương tự đã đo được 13,9% thải trừ trong phân và 13,3% trong nước tiểu.
Một phần trăm hoặc ít hơn được giữ lại trong mô mỡ bụng, gan và phổi, và 64,3% được giữ lại trong thân thịt. Cetyl alcohol là một chất nội sinh, rất dễ bị oxy hóa thông qua các quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và sinh tổng hợp sáp và plasmalogen ở động vật có vú.
Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl là gì?
Lauryl Peg-9 Polydimethylsiloxyethyl Dimethicone là một chất lỏng nhũ hóa silicone. Nó là một loại Polymer Silicone phân nhánh có khả năng tan trong nước và dầu. Số PEG sau trong tên thành phần (tức là PEG-9) tương ứng với số đơn vị được lặp lại của Ethylene Glycol. Nếu con số theo ký hiệu PEG càng lớn thì phân tử sẽ càng “nặng” và càng phức tạp.
Điều chế sản xuất
Lauryl peg-9 polydimethylsiloxyethyl là một polyme silicone phân nhánh, còn được gọi là polysiloxan (silicone nguyên tố và oxy). Sau đó, nó được liên kết với PEG-9 với một quá trình được gọi là ethoxyl hóa hoặc sửa đổi polyethylene glycol. Ở đây số liên kết với PEG là đơn vị lặp lại của ethylene glycol, số lượng càng lớn thì phân tử càng nặng.
Lauryl peg-9 polydimethylsiloxyethyl là một polyme silicone phân nhánh
Cơ chế hoạt động
Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl là một chất lỏng nhũ hóa silicone với công dụng chính là giúp công thức trở nên dễ tán hơn (các sắc tố hoặc các thành phần chống nắng vật lý). Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl Dimethicone có cả đầu ưa nước và ưa dầu nên sẽ giúp Titanium Dioxide và Zinc Oxide được phân tán đều trên da, mang lại hiệu quả chống nắng tốt hơn, đồng thời nó cũng giúp giảm thiểu vệt trắng trên da do sử dụng thành phần chống nắng vật lý. Đây cũng chính là lý do Lauryl PEG-9 Polydimethylsiloxyethyl Dimethicone xuất hiện nhiều trong các sản phẩm trang điểm như phấn mắt và che khuyết điểm.
Lauryl Peg-9 Polydimethylsiloxyethyl ưa béo với khả năng nhũ hóa W / Si và W/O tuyệt vời. Nó có khả năng nhũ hóa tốt cho dầu silicon và dầu không silicon, và khả năng phân tán tuyệt vời cho các vật liệu dạng bột. Sản phẩm có mùi đặc trưng nhẹ.
Levomenthol là gì?
Menthol là một trong những hợp chất tecpen được con người biết đến từ rất lâu đời. Ở Nhật Bản đã sử dụng nó vào khoảng đầu thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, thành phần này đã được sử dụng trong các chế phẩm thảo dược truyền thống.
Thành phần này được phân lập lần đầu tiên ở Đức vào cuối thế kỷ XVIII. Vì lợi ích và ứng dụng nên thành phần này là một trong những hợp chất hữu cơ được phân lập và tổng hợp rộng rãi nhất.
Hằng năm, nhu cầu tiêu thụ lên tới trên 3.000 tấn tinh dầu bạc hà để phục vụ cho mục đích thương mại.

Thành phần menthol được sử dụng trong vô số sản phẩm, từ sau cạo râu đến kem dưỡng da làm mát cơ... Thành phần này còn được đưa vào sử dụng như chất tạo hương trong bánh kẹo các sản phẩm chăm sóc răng miệng và kẹo cao su.
Trong cây bạc hà và những loại thực vật thuộc họ bạc hà khác, Menthol là một hoạt chất được tìm thấy rất nhiều. Người ta cô đặc tinh dầu bạc hà để thu lại thành phần này. Menthol tự nhiên có mùi the mát đặc trưng của bạc hà. Hoạt chất thường xuất hiện ở dạng bột hoặc dạng tinh thể rắn, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng nhưng không tan trong nước.
Người ta thường sử dụng Menthol khi chiết xuất một số loại dung môi như: Parafin, dầu... để hòa tan. Đây là một cách bảo quản Menthol giảm tình trạng bay hơi khi phòng chứa không có khả năng điều chỉnh nhiệt độ.
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, Menthol cũng có rất nhiều các đặc tính. Hoạt chất này có một số đặc tính như: Làm thông thoáng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau, kháng khuẩn, tạo mùi thơm giúp thư giãn.
Điều chế sản xuất
Người ta chiết xuất tinh dầu bạc hà từ lá bạc hà bằng công nghệ chưng cất hơi nước. Hai chất Menthol và menthone là thành phần chính trong tinh dầu bạc hà. Người ta có thể tìm thấy tinh dầu bạc hà trong nhiều thứ từ thuốc ho đến thuốc sâu. Thành phần này là một chất gây mê tự nhiên.
Menthol là một thành phần có nhiều công dụng nếu bạn biết cách sử dụng nó. Menthol tạo cho chúng ta thấy thư giãn, làm mát và giảm đau.
Có thể chưng cất tinh dầu bạc hà bằng phương pháp thủ công:
Vì vậy cần chuẩn bị nguyên liệu và vật dụng để tiến hành chưng cất.
Nguyên liệu:
- Cần chuẩn bị một lượng lá bạc hà tùy theo nhu cầu và chuẩn bị loại rượu từ 45-60 độ. Dụng cụ để làm là lọ thủy tinh cần chọn loại tối màu và có nắp kín, dụng cụ để lọc.
- Lấy lá bạc hà tươi và chọn những lá đẹp nhất. Để lá đạt được độ tinh dầu tốt nhất thì nên thu hái vào sáng sớm. Chọn lá ngon rửa sạch cắt nhỏ.
- Xếp lá bạc hà đã cắt nhỏ vào lọ đổ ngập rượu.
- Nhấn chìm lá nổi cất vào một nơi thoáng mát một vài ngày, khi lá đã chìm hết xuống dưới.
- Đậy nắp và để trong 4-8 tuần để nơi không có ánh sáng trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Trong thời gian ủ chúng ta nên lắc đều lọ để hòa tan nhanh hơn và thu được nhiều dầu hơn.
- Bước cuối cùng là bạn lọc bỏ phần bã thu được tinh dầu và cất đi sử dụng dần. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là dễ bị hư. Vì vậy bạn phải bảo quản thật kỹ.
- Ngoài ra còn có cách chưng cất tinh dầu bằng dụng cụ chuyên biệt: Bạn cũng cần dùng lọ chiết tinh dầu bằng thủy tinh tối màu. Dùng nồi chưng cất tinh dầu tùy theo nhu cầu.
Các bước chưng cất tinh dầu:
- Cũng như cách chưng cất dầu thủ công phải lựa chọn những lá bạc hà tươi xanh và cắt nhỏ.
- Cho vào nồi đổ nước vào chưng cất, sau khi thu được hỗn hợp tinh dầu và nước sau đó phải lọc để lấy tinh dầu. Bảo quản ở lọ thủy tinh tối màu.
Cơ chế hoạt động
Menthol chủ yếu kích hoạt các thụ thể TRPM8 nhạy cảm lạnh trong da. Menthol, sau khi bôi tại chỗ, gây cảm giác mát mẻ do kích thích thụ thể 'lạnh' bằng cách ức chế dòng Ca ++ của màng tế bào thần kinh. Nó cũng có thể mang lại đặc tính giảm đau thông qua chủ nghĩa thụ thể kappa-opioid.
L-Aspartic acid là gì?
Axit L-aspartic là đồng phân đối ảnh L của axit aspartic. Hoạt chất này có vai trò như một chất chuyển hóa của Escherichia coli, chất chuyển hóa của chuột và chất dẫn truyền thần kinh. Axit L-aspartic là một axit amin họ aspartate, một axit amin tạo protein, một axit aspartic và một axit amin L-alpha. Đồng thời Axit L-aspartic cũng là một axit liên hợp của L-aspartate, là một đồng phân đối hình của một axit D-aspartic.

Axit L-aspartic là một trong những axit amin không thiết yếu, thường xuất hiện ở dạng L. Hoạt chất này được tìm thấy trong cả thực vật và động vật, trong mía và củ cải đường hoạt chất chiếm ưu thế. Hoạt chất còn có vai trò là một chất dẫn truyền thần kinh.
Điều chế sản xuất L-Aspartic Acid
Người ta điều chế sản xuất L-Aspartic acid bằng cách thủy phân asparagin, phản ứng của amoniac với dietyl fumarate. Axit L-Aspartic được sản xuất công nghiệp bằng quy trình enzym trong đó aspartase (l-aspartate amoniac lyase, EC 4.3.1.1) xúc tác việc bổ sung amoniac vào axit fumaric. Ưu điểm của phương pháp sản xuất bằng enzym là nồng độ và năng suất sản phẩm cao hơn và tạo ra ít sản phẩm phụ hơn. Do đó, axit l-aspartic có thể dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng bằng cách kết tinh. Năm 1973, một hệ thống tế bào cố định dựa trên các tế bào Escherichia coli được bọc trong mạng gel polyacrylamide đã được giới thiệu để sản xuất quy mô lớn.
Cơ chế hoạt động của L-Aspartic Acid
L-aspartate được coi là một axit amin không thiết yếu, có nghĩa là, trong điều kiện sinh lý bình thường, sẽ có đủ lượng axit amin được tổng hợp để đáp ứng yêu cầu của cơ thể. L-aspartate được hình thành do sự chuyển hóa của oxaloacetate trung gian của chu trình Krebs.
Axit amin đóng vai trò là tiền chất để tổng hợp protein, oligopeptit, purin, pyrimidine, axit nucleic và L-arginine. L-aspartate là một axit amin glycogenic và nó cũng có thể thúc đẩy sản xuất năng lượng thông qua quá trình trao đổi chất trong chu trình Krebs. Những hoạt động sau này là cơ sở cho tuyên bố rằng aspartate bổ sung có tác dụng chống mệt mỏi trên cơ xương, một tuyên bố chưa bao giờ được xác nhận.
Sau khi uống, L-aspartate được hấp thu từ ruột non bằng một quá trình vận chuyển tích cực. Sau khi hấp thu, L-aspartate đi vào hệ tuần hoàn và từ đó được vận chuyển đến gan, nơi phần lớn nó được chuyển hóa thành protein, purin, pyrimidines và L-arginine, đồng thời cũng bị dị hóa. L-aspartate không được chuyển hóa ở gan; nó đi vào hệ thống tuần hoàn, phân phối nó đến các mô khác nhau của cơ thể. Các cation liên kết với L-aspartate tương tác độc lập với các chất khác nhau trong cơ thể và tham gia vào các quá trình sinh lý khác nhau.
Lecithin là gì?
Lecithin là chất béo tự nhiên được tìm thấy ở nhiều nguồn động, thực vật. Trong cơ thể, lecithin được sản xuất ở gan.
Tuy nhiên, ngày nay chất lecithin đã được thương mại dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và y tế. Các sản phẩm chứa chất bổ sung lecithin có thể dùng trong điều trị cholesterol cao như một biện pháp hỗ trợ cũng như dùng trong điều trị viêm loét đại tràng, ...

Trong thực phẩm, lecithin thường có nguồn gốc chủ yếu là từ đậu nành (bán dưới dạng viên nang), bên cạnh đó là từ hạt hướng dương (có cả dạng bột và dạng lỏng), trứng…. Trong khi đó, mỡ động vật, cá, bắp ít khi được dùng chế biến lecithin. Lưu ý là tuy đậu nành phổ biến nhưng lecithin từ hướng dương mới là lựa chọn tốt cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Quá trình chiết xuất lecithin từ hướng dương cũng ít sử dụng hóa chất hơn từ đậu nành.
Lecithin không phải một chất đơn lẻ mà là một nhóm các chất. Nó vừa được dùng như một chất bổ sung chất béo thiết yếu vừa được sản xuất cho nhiều mục đích khác. Chính vì mang lại nhiều tác dụng nên chúng ta cần phải sử dụng đúng liều lượng, hợp lý để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều chế sản xuất
Trước đây, lecithin được sản xuất từ não bò, nhưng về sau nó được chuyển sang chiết xuất từ trứng, gan (do những liên quan đến vấn đề về bệnh bò điên). Tuy nhiên, hiện nay hai loại lecithin phổ biến nhất được sản xuất đó là loại chiết xuất từ hạt hướng dương (Sun Flower Lecithin) và loại chiết xuất từ đậu nành (Soy Lecithin).

Cơ chế hoạt động
Lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa, có nghĩa là nó làm cho chất béo và dầu không trộn lẫn với các chất khác.
Microcrystalline Wax là gì?
Microcrystalline wax hay tên thường dùng là sáp vi tinh thể, được tổng hợp từ dầu mỏ. Có hai loại Microcrystalline wax: Loại cán mỏng và loại làm cứng. Với loại Microcrystalline Wax cán mỏng, điểm nóng chảy từ 60 – 80°C và độ xuyên kim từ 25 trở lên. Còn loại được làm cứng, điểm nóng chảy là 80 – 93°C và có độ xuyên kim từ 25 trở xuống.
Sáp này có màu từ nâu đến trắng tùy thuộc vào mức độ xử lý được thực hiện ở nhà máy lọc dầu.
Microcrystalline wax là một hỗn hợp tinh chế của các Hydrocacbon béo bão hòa, rắn và được sản xuất bằng cách khử dầu từ quá trình lọc dầu. Điểm khác biệt và nổi bật của Microcrystalline wax so với sáp Parafin tinh chế ở chỗ cấu trúc phân tử phân nhánh nhiều hơn và chuỗi hydrocacbon dài hơn (trọng lượng phân tử cao hơn). Do đó, cấu trúc tinh thể của Microcrystalline Wax mịn, dai, dẻo, có nhiệt độ nóng chảy cao hơn sáp Parafin. Bên cạnh đó, Microcrystalline Wax thường sẫm màu, nhớt, đặc, dính và đàn hồi hơn so với sáp Parafin, đồng thời có trọng lượng phân tử và điểm nóng chảy cao hơn. Với nhiều ưu điểm vượt trội, Microcrystalline Wax thường được dùng để thay thế sáp Parafin.
Microcrystalline wax được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như một chất kết dính, ổn định nhũ tương và tăng độ nhớt chất làm mềm.
Điều chế sản xuất
Tùy thuộc vào nguồn dầu thô, phương pháp và mức độ tinh chế mà đặc tính của Microcrystalline Wax sẽ khác nhau. Microcrystalline Wax được điều chế sản xuất trong quá trình sàng lọc dầu khoáng bằng cách sử dụng các phương pháp tinh chế như chưng cất, khử mùi, khử dầu và kết tinh.
Microcrystalline wax có thể được tạo ra từ cặn của dầu thô bằng cách tinh chế hoặc chúng có thể được làm từ dầu hỏa bằng cách loại bỏ dầu bằng dung môi. Nhiệt độ của dung môi có thể kiểm soát các đặc tính vật lý của chúng. Các phương pháp tách bao gồm pha loãng dung môi, làm lạnh, ly tâm, lọc…
Cơ chế hoạt động
Sáp có khả năng kết dính với các loại dầu và dung môi giúp ngăn ngừa sản phẩm tiết mồ hôi như son.
Tinh thể làm cho sản phẩm có độ bền kéo cao và độ đặc dẻo dai hơn sáp Paraffin, đảm bảo tính đồng nhất về màu trong mỹ phẩm có màu. Tuy Microcrystalline wax không hòa tan trong nước nhưng có thể kết hợp với rượu ấm, tất cả các loại dầu và sáp khác.
Aluminum chloride là gì?
Aluminum chloride (hay còn gọi muối nhôm, công thức hóa học AlCl3) là một chất tự nhiên, tồn tại dưới dạng chất rắn có màu vàng nhạt. Aluminum chloride được sử dụng chủ yếu trong công thức sản phẩm vệ sinh cá nhân, mục đích làm giảm sản xuất mồ hôi tại nơi sử dụng, tạo cảm giác căng cho da. Aluminum chloride có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ mùi khó chịu, bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành của các mùi hôi trên làn da.

Aluminum chloride đã được chứng minh là có hoạt động tương tự oestrogen. Trong một số điều kiện, Aluminum chloride có thể kích thích phản ứng của cơ thể tương tự như cách phản ứng với oestrogen tự nhiên.
Cơ chế hoạt động
Aluminum chloride hoạt động bằng cách bịt các ống dẫn mồ hôi ở dưới cánh tay, ngăn cản không cho mồ hôi thoát lên bề mặt da. Kết quả là độ ẩm ở vùng nách giảm, gây ức chế cho hoạt động sinh sôi của vi khuẩn gây mùi.
Asiaticoside là gì?
Từ lâu, chúng ta đều đã biết đến những lợi ích của rau má đối với sức khỏe và làn da. Giống cây thân thảo này sinh trưởng nhiều trong môi trường nhiệt đới nên là nguồn nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm trong đời sống.
Nhờ có đặc tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) mà rau má được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị hạ huyết áp, tăng cường trí nhớ, thị lực,...

Thành phần của rau má
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thành phần của rau má có chứa nhiều chất có lợi cho da và cơ thể, bao gồm:
-
Asiaticoside: 40%;
-
Asiatic Acid: 29 - 30%;
-
Madecassic Acid: 29 - 30%;
-
Madecassoside: 1 - 2%;
-
Calcium: 170mg;
-
Potassium: 414mg;
-
Phosphorous: 30mg;
-
Beta Carotene: 6.58mg;
-
Ascorbic acid 2.1:4mg;
-
Thiamine: 0.15mg;
-
Niacin: 1.2mg;
-
Riboflavin: 0.14mg.
Trong số bốn thành phần đầu bảng, Asiaticoside chính là chất chiếm tỷ lệ cao nhất nên được xem là chất điển hình với rất nhiều công dụng.
Asiaticoside có công thức phân tử là C48 H78 O19, khối lượng phân tử là 959,12 g/mol. Chất này là 1-O-acyl-D-glucose pyranose và là trisaccharide ester của acid asiatic. Nhờ khả năng kháng khuẩn và hoạt tính diệt nấm mà asiaticoside có thể chống lại mầm bệnh và nấm vô cùng hiệu quả. Hoạt tính sinh học nổi bật của asiaticoside là kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn gây mụn P.acnes.
Asiaticoside có khả năng kích thích hệ reticuloendothelial, từ đó giúp sức miễn nhiễm cơ thể trở nên mạnh hơn. Thành phần này còn giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, từ đó tế bào da mạnh lên, vết thương cũng mau lành hơn. Ngoài ra, các dẫn xuất của asiaticoside còn có khả năng bảo vệ thần kinh, chống lại độc tố β- amyloid gây hại đối với nơron thần kinh.
Các lợi ích của asiaticoside đã giúp cho sự hiện diện của rau má vô cùng phổ biến trong các thương hiệu chăm sóc da, khiến nó trở thành một thành phần thường xuyên được tìm thấy trong các sản phẩm khác nhau trên thị trường, từ kem dưỡng ẩm và thậm chí cả mỹ phẩm trang điểm.

Điều chế sản xuất
Rau má được rửa sạch, thái nhỏ, phơi, sấy khô, sau đó nghiền thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, với dung môi là nước, ở nhiệt độ 1000 độ C.
-
Phân lập hoạt chất bằng sắc ký cột silicagel pha thường (0,040 - 0,063mm, Merck), cột sắc ký lọc qua gel Sephadex LH 20.
-
Theo dõi các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha thường pha thường (DC - Alufolien 60G F254 - Merck, ký hiệu 105715).
-
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm và dùng thuốc thử là dung dịch H2 SO4 10%/ethanol.
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất chuẩn nội là tetramethyl silan.
Quy trình chiết xuất bột rau má (2kg) được chiết nóng, với dung môi là nước (8 lít/ lần), ở nhiệt độ 1000 độ C, trong 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dịch chiết thu được sau 3 lần gộp chung, lọc qua bông, sau đó cô đọng dưới áp suất giảm đến dịch chiết đậm đặc.
Cơ chế hoạt động
Asiaticoside có thể nhanh chóng chữa lành vết thương là nhờ vào cơ chế kích thích tạo collagen cũng như tổng hợp glycosaminoglycan. Asiaticoside trong dịch chiết rau má có khả năng làm tan lớp màng bao phủ vi khuẩn để hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ dàng tiêu diệt được chúng.
Sản phẩm liên quan











